Sơn Epoxy sắt thép – bí quyết để công trình luôn bền đẹp
Sử dụng sơn Epoxy trong thi công các công trình không còn là điều quá xa lạ với nhiều người tiêu dùng, tuy nhiên tác dụng mà nó mang lại chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ đấy! Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn những thông tin về sơn Epoxy sắt thép và tác dụng tuyệt vời của nó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Sơn Epoxy sắt thép là gì?
Sơn Epoxy sắt thép là loại sơn gồm 2 thành phần, phần A chứa các phân tử Epoxy và bột màu, chất phụ gia, phần B được gọi là hỗn hợp đóng rắn. Sau khi pha trộn hai thành phần theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất, lớp sơn thành phẩm sẽ có độ sánh mịn hoàn hảo và đáp ứng được yêu cầu bảo vệ bề mặt sắt thép hiệu quả.
2. Những ưu điểm tuyệt vời của sơn Epoxy sắt thép:
Sơn Epoxy là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại như:
Khả năng chống thấm nước tuyệt đối, độ bền với dung môi và hóa chất cực tốt
Độ bám dính cực tốt, có khả năng bao phủ bề mặt tuyệt đối
Chống rỉ, chống mài mòn đối với bề mặt sắt thép
Trong suốt quá trình lưu hóa, sơn Epoxy có độ co rút thấp và chịu được nhiệt độ cao, áp suất lớn
Bảo vệ bề mặt sắt thép dù ở bất cứ môi trường nào, chống lại sự ăn mòn của nước biển, chịu được va đập cơ học nên được sử dụng để chống thấm và bảo vệ tàu thuyền.
3. Ứng dụng của sơn Epoxy sắt thép:
Chống thấm và bảo vệ tàu thuyền
Sử dụng trong các giàn khoan, các công trình sắt thép ngoài biển
Sử dụng để bảo vệ cổng sắt thép
Sử dụng để bảo vệ bề mặt các thiết bị nhà xưởng,…
>> Xem thêm:
- Top 5 màng chống thấm được ưa chuộng trên thị trường
- Phong cách nội thất Colour Block, xu hướng thiết kế nội thất độc đáo
4. Quy trình thi công sơn Epoxy sắt thép:
Bước 1: Xử lý bề mặt:
Đây là bước căn bản trước khi thực hiện sơn Epoxy lên bề mặt sắt thép nhằm giúp cho lớp sơn bám chắc hơn và bền đẹp hơn.
Cần loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, rỉ sắt trên bề mặt cũng như các vết dầu mỡ trên bề mặt sắt thép, sử dụng dung môi hữu cơ để việc tẩy rửa đạt hiệu quả tốt hơn.
Bề mặt trước khi sơn cần khô ráo và được xử lí tùy theo kích thước và vị trí khác nhau.
Bước 2: Thi công lớp sơn chống rỉ:
Lớp sơn chống rỉ có tác dụng tạo chân bám cho kim loại và lớp phủ hoàn thiện, đồng thời giúp công trình hạn chế tình trạng rỉ sét và thấm nước.
Cần thi công lớp sơn chống rỉ lên bề mặt được để khô ít nhất 4 giờ, hãy sử dụng chổi quét để sơn ở những vị trí góc cạnh.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện:
Lớp sơn phủ hoàn thiện có tác dụng bảo vệ kết cấu của công trình và giúp cho bề mặt thi công luôn bóng đẹp và bền màu.
Nhà sản xuất khuyến cáo nên thi công 2 lớp sơn phủ để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cũng cần lưu ý pha trộn nguyên liệu theo đúng hướng dẫn và sử dụng sơn trong thời gian nhanh chóng nhất, tránh tình trạng sơn bị chết.
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu công trình:
Quy trình thi công được đánh giá là thành công khi bề mặt sắt thép láng mịn, đều màu và bằng phẳng.
Hy vọng rằng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sơn Epoxy sắt thép. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn vui lòng để lại ý kiến dưới phần bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhất! Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường để tìm ra những sản phẩm, vật liệu tuyệt vời và chất lượng nhất!
>> Xem thêm: Bảng giá sơn epoxy 2 thành phần mới nhất