Kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà từ các chủ trang trại chăn nuôi
Thịt bồ câu là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích và sử dụng. Trong đó, bồ câu gà là một loại chim thương phẩm đem lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi. Do đó, bài viết này sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà đạt hiệu quả cao nhất hiện nay.
-
Xây dựng chuồng nuôi chim bồ câu gà
Để chim phát triển tốt, cần có môi trường thuận lợi, do đó, việc xây dựng chuồng nuôi là rất quan trọng. Tùy vào mô hình chăn nuôi mà việc xây dựng chuồng sẽ có cách thiết kế khác nhau, tuy nhiên tất cả đều phải đảm bảo được các phần sau:
Ô chuồng: Đây là khu vực quyết định năng suất của chuồng nuôi. Chuồng luôn phải đảm bảo vệ sinh, thông thoáng và sạch sẽ, đặc biệt là nhiều ánh sáng. Kích thước của ô chuồng phổ biến nhất hiện nay là 50x50x50cm hoặc 4050x60cm. Với kích thước này, bà con có thể cho chim vào với số lượng vừa phải, khoảng 4 – 5 con, đủ không gian để chim đi lại, hoạt động.
Ổ đẻ: Chim bồ câu có khả năng vừa đẻ trứng vừa nuôi con. Chính vì thế, ổ đẻ cần được chuẩn bị 2 phần riêng biệt, đường kính dao động từ 20 – 25cm và cao 8cm để chim sinh sản. Ổ cũng cần được vệ sinh khô thoáng và nên thiết kế 2 tầng để ohias dưới để con, phía trên để trứng.
Bên trong chuồng phải đảm bảo đầy đủ máng ăn và uống để thức ăn không rơi vãi ra chuồng.
-
Thức ăn cho chim bồ câu
Thức ăn cho chim bồ câu được chia thành 2 phần là thức ăn chính và thức ăn bổ sung.
Thức ăn chính bao gồm: hỗn hợp lúa, bắp, đậu… và các loại cám viên đầy đủ dinh dưỡng/ Tuy nhiên, bà con nên tự sản xuất cám viên tại nhà để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí.
>>> Xem thêm: gia tăng lợi nhuận bằng may ep cam vien da nang cho chim bồ câu
Thức ăn bổ sung là hỗn hợp sỏi sạn nhỏ, khoáng Premix và muối ăn, tỷ lệ pha trộn là 10:85:5.
Cung cấp đầy đủ nước uống để chim có thể uống bất kỳ khi nào khát, máng uống cũng cần vệ sinh cẩn thận, tránh để nước đọng quá lâu.
3. Phòng trừ bệnh dịch
Để đảm bảo chim phát triển tốt và không bị bệnh gây thất thoát số lượng, bà con cần chú ý tiến hành phòng trừ bệnh hiệu quả. Đặc biệt, phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. Dọn dẹp với tần suất 2 lần/tuần là thích hợp nhất.
Sử dụng các loại thuốc phòng bệnh: Bổ sung các vitamin khoảng chất vào thức ăn để chim bồ câu có thể tăng sức đề kháng hiệu quả. Tiêm vác xin theo định kỳ, đúng theo ngày tiêu chuẩn.
Với giá chim bồ câu gà như hiện nay, mỗi lứa xuất đi sau khi trừ chi phí bà con sẽ có được khoảng thu cố định, đem lại nguồn lợi nhuận, phát triển kinh tế cho gia đình. Chúc bà con thành công nhé.