Trồng bưởi hiện nay đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, với bà con khi mới vào nghề, còn đang loay hoay trong việc tìm cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi, đặc biệt là các giống bưởi cho kinh tế cao như: bưởi diễn, bưởi da xanh…Vậy làm thế nào để giải quyết triệt để vấn đề này, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.
Do cơ chế lây lan nhanh, nếu được chữa trị, nấm có thể dừng lại và cây được cứu sống. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ thành dịch và rất khó kiểm soát.
Khi cây còn sức sinh trưởng, nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, và chia từng giai đoạn để bón.
Sử dụng nấm đối kháng ức chế sinh trưởng và phát triển của các loại nấm gây bệnh. thành phần chế phẩm trichoderma bao gồm các loại vi nấm hữu ích có khả năng đối kháng các nấm bệnh, bảo vệ cây trồng, được đặt tên gọi chung là nấm Trichoderma. Các loại nấm gây bệnh như Fusarium sp., Pythium ap., Phytophthora sp., Rhizoctonia sp… nấm Trichoderma đều có thể tiêu diệt được.
Nấm Trichoderma có thể được sử dụng khi trộn với phân hữu cơ sinh học hoặc vi sinh để bón cho cây trồng theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hoặc sử dụng nấm đối kháng bằng cách hòa với nước phun trực tiếp lên cây trồng và gốc cây với tần suất 2 lần/tuần. Nên tưới nấm đối kháng vào thời gian chiều tối khi đã tắt ánh nắng mặt trời.
Khi cây chuyển trạng thái bệnh nặng, nếu chỉ sử dụng các biện pháp sinh học sẽ lâu và không khống chế được bệnh vì lúc này nấm đã xâm nhập vào mạch dẫn của cây do đó bệnh càng nặng hơn. Sử dụng thuốc hóa học quét vào lớp xì mủ, tính lưu dẫn của hóa học sẽ thâm nhập vào cây và tiêu diệt nấm. Còn thuốc sinh học sẽ diệt nấm có hại tại gốc và rễ cây mà không làm tiêu diệt nấm có lợi.
Nhìn chung, nếu bệnh nứt thân xì mủ được phát hiện sớm và trị bệnh dứt điểm, bà con hoàn toàn có thể an tâm khi hồi phục được vườn bưởi của mình nếu áp dụng các biện pháp xử lý bệnh đã được nêu bên trên. Chúc bà con có mùa vụ bội thu.