Tại sao bị nứt da mông và làm sao để khắc phục chúng nhanh nhất? Là câu hỏi thường gặp khi những vết nứt da mông xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Những vết nứt da mông này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, khiến bề mặt da trở nên kém mịn màng, hình thành những đường gân nứt trắng trên da.
Nguyên nhân gây nứt da mông
Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. Rạn da sẽ xảy ra ở lớp trung bì (lớp giữa) – nơi tập trung mô liên kết và hình thành độ đàn hồi cho da. Khi da tăng trưởng nhanh, các mô liên kết (sợi collagen và elastin) có thể bị kéo căng quá mức, kết quả là da mất đi tính đàn hồi và hình thành các vết rạn.
Rạn da không chừa bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ bị rạn da cao là:
- Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi đột ngột kích thước, tăng cân nhanh khiến cho kết cấu da bị phá vỡ, gây giãn da mông, đùi. Thông thường, các mẹ bầu thường bị rạn da vào tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng cũng có người đến tháng 8, 9 mới bắt đầu xuất hiện hiện tượng trên.
- Trẻ tăng trưởng nhanh: Hiện tượng này thường xảy ra ở đối tượng là thanh thiếu niên đang dậy thì. Lúc này, tốc độ phát triển của cơ thể nhanh hơn tốc độ đàn hồi của da. Điều này có thể gây nên hiện tượng rạn da.
- Người dùng thuốc mỡ steroid tại chỗ hoặc corticosteroid đường uống liều cao: Những loại thuốc này có thể khiến cho lớp thượng bì của da bị mỏng đi, giảm tính đàn hồi của da, hình thành vết rạn da.
- Người có tiền sử gia đình bị rạn da: Người có tiền sử gia đình bị rạn da có nguy cơ bị rạn da mông cao hơn đối tượng khác.
- Người sử dụng thuốc ngăn chặn sự sản sinh collagen: sử dụng một số hóa chất hoặc thuốc ngăn cản quá trình sản sinh collagen tự nhiên, tăng nguy cơ hình thành vết rạn trên da.
Xem thêm:
- Bạn có biết những phương pháp căng da mặt tự nhiên hiệu quả
- Top 4 công dụng của dầu dừa bạn chưa biết
Cách khắc phục nứt da mông hiệu quả cao
Dùng kem bôi, thuốc bôi trị nứt da mông
- Kem tretinoin: Một số nghiên cứu cho biết kem tretinoin có thể làm mờ các vết rạn trên da. Kem hoạt động bằng cách khôi phục collagen, từ đó làm tăng độ đàn hồi cho da. Nên sử dụng tretinoin ngay khi vết rạn có màu đỏ hoặc hồng. Phụ nữ mang thai không nên dùng sản phẩm trên vì thành phần thuốc có thể gây kích ứng.
- Trofolastin và kem alphastria: Một đánh giá năm 2016 cho biết loại kem này có thể cải thiện tình trạng rạn da ở mông.
- Gel silicon: Gel silicone có thể làm tăng mức collagen và giảm mức độ melanin trong các vết rạn da.
Các phương pháp điều trị nứt da mông khác
- Điều trị bằng laser: Liệu pháp laser có thể giúp làm mờ vết rạn da. Thông thường, một liệu trình thường kéo dài đến vài tuần.
- Công Nghệ Platelet Rich Plasma: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể giúp tái tạo collagen, làm mờ các vết nứt do rạn da.
- Lăn kim: Phương pháp trên cho phép dùng dụng cụ dạng lăn có gắn nhiều mũi kim nhỏ tác động lên bề mặt ngoài cùng của vùng da bị rạn. Khi bị tổn thương, da sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin, tái tạo da theo hướng tốt hơn. Liệu trình lăn kim thường phát huy hiệu quả sau 6 tháng.
- Điều trị siêu mài mòn da: Đây là phương pháp giúp tái tạo da mà không cần phẫu thuật. Phương pháp trên cho phép tẩy tế bào chết trên da, đánh bóng lớp da cũ, để lộ lớp da mới sáng và mịn màng hơn. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy khả năng tác động lên da của microdermabrasion tương đương như kem tretinoin.
Nứt da mông không hiếm gặp nhưng lại khiến cho nhiều người tự ti về ngoại hình. Các vết nứt da thường tự mờ dần theo thời gian mà không cần áp dụng biện pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định dùng sản phẩm trị rạn da mông không cần kê đơn để nhanh chóng cải thiện da, hãy hỏi thăm ý kiến của chuyên gia, nhất là đối tượng phụ nữ đang mang thai.
Xem thêm: Bài viết chuyên sâu Rạn da mông – Nguyên nhân và 10 cách điều trị hiệu quả TẠI ĐÂY