Tin tức

Khoai tây mọc mầm có độc hay không? Cách phòng tránh ngộ độc

Khoai tây luôn là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, được chế biến trong nhiều món ăn. Thế nhưng khi khoai tây mọc mầm thì nó có còn giữ được nhưng giá trị vốn có của nó hay là đã bị biến thành chất độc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến loại thực phẩm này.

Khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe

Khoai tây mọc mầm có độc hay không?

Một củ khoai tây tươi ngon vừa được đào từ dưới đất lên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng với một củ khoai tây mọc mầm thì các chất bên trong nó đã bị biến đổi thành các loại đường hại cho sức khỏe. Loại đường này được chia thành hai loại là solanine và chaconine. Các loại đường này có trong thân, lá và khu vực vỏ màu xanh của củ.

Khoai tây mọc mầm chứa loại độc tố gây hại cho người sử dụng. Qua các nghiên cứu thì trong mầm củ khoai tây có từ 420 đến 730mg/100g chất solanine, trong vỏ có từ 30 đến 50mg/100g, trong thịt khoai tây có từ 4 đến 7mg/100g. Lượng chất độc này có thể gây chết người từ 0,2 đến 0,4 g.

Đối với những củ có vỏ màu xanh và mọc mầm, khi ăn ít thì lượng chất bên trong củ khoai tây sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, với những trường hợp nặng hơn như mê sảng, ảo giác,…

Triệu chứng ngộ độc khoai tây mọc mầm

Khi bạn ăn phải khoai tây mọc mầm nếu nhẹ sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Khi bạn bị ngộ độc ở tình trạng nặng hơn gây ra các vấn đề về thần kinh, tiêu hóa, tê liệt, nôn mửa,…

Để cơ thể được phục hồi sau khi bị ngộ độc phải từ 1 đến 3 ngày. Thậm chí có trường hợp tử vong nhưng với tỉ lệ thấp.

Xử lý khoai tây mọc mầm như thế nào?

Người Việt mình qua bao năm đa phần vẫn còn giữ thói quen tiết kiệm mà quên mất đi việc bảo vệ đến sức khỏe. Dùng khoai tây mọc mầm trong bữa ăn rất dễ gây ra ngộ độc. Đừng vì sợ lãng phí mà rước họa vào thân nhé.

Tuy nhiên vẫn còn một số cách để loại bỏ được chất độc có trong củ khoai tây. Gọt bỏ hết phần vỏ, cho khoai tây đã sơ chế vào thau, cho thêm ít muối, ngâm trong vài giờ để chất độc được loại bỏ đi. Đối với những củ có nhiều mầm thì tốt nhất hãy bỏ hết phần thịt khoai tây gần với gốc mầm, khoét bỏ gốc mầm. Nhưng nếu có thể thì bỏ những củ khoai tây mọc mầm vẫn là lựa chọn an toàn nhất. Một củ khoai cũng không thế giúp bạn có thêm nhiều sức khỏe.

Tránh ngộ độc khoai tây bằng cách nào?

Khoai tây nếu bạn không cất giữ đúng cách, để ở nơi có không khí ẩm cao, ướt,..rất dễ nảy mầm. Khi mua số lượng đủ về thì dùng ngay. Nếu khoai đã bị nảy mầm thì không nên dùng nữa.

Khi lựa chọn khoai tây để mua hãy chọn những củ có màu vàng, tránh những củ chuẩn bị ngả sang trắng. Chọn những củ cứng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn.

Với những thông tin về khoai tây mọc mầm trên sẽ giúp được bạn có cách chế biến cũng như cẩn trọng hơn trong bữa ăn cho gia đình nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button