Blog

Bà bầu bị rạn da ngứa thì cần phải làm sao?

Bà bầu bị rạn da ngứa là hiện tượng khá phổ biến, gây ra nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu. Ngứa bụng sẽ xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ nhưng cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối tùy vào cơ địa của mỗi người.

Tìm hiểu về tình trạng bà bầu bị rạn da ngứa hiện nay

Thời gian mang thai mang cân nặng tăng, da trở nên thâm sạm thì bên trong cơ thể, hệ miễn dịch hay nội tiết tố cũng có thay đổi lớn cùng với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mà trong suốt quá trình mang thai, bà bầu bị ngứa bàn tay bàn chân, kèm theo một số vấn đề như nổi mẩn ngứa, mề đay, khó chịu…

Ngứa là một cảm giác khó chịu bên ngoài da hay những triệu chứng của một tổn thương nào đó trên da khiến người bệnh phải gãi liên tục. Đối với mẹ mang thai, ngoài hiện tượng rạn da, tăng cân thì còn thường xuyên bị ngứa, lòng bàn tay, bàn chân luôn bị đỏ ửng và ngứa ngáy, một số trường hợp đặc biệt còn bị phát ban toàn thân, xuất hiện những mảng ngứa ở ngực, mông và đùi.

Ngứa bụng trong thai kỳ là một hiện tượng khá phổ biến, có khoảng 40% phụ nữ gặp phải hiện tượng này. Cũng có khả năng ngứa là do bệnh lý da liễu hoặc sự ứ mật trong gan, làm cho mật không lưu thông gây ra cảm giác ngứa toàn thân kèm cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.

Tìm hiểu về tình trạng bà bầu bị rạn da ngứa hiện nay

Tham khảo:

Những nguyên nhân gây nên ngứa bụng khi mang thai

Bà bầu bị rạn da ngứa có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:

  • Do tử cung có sự tăng trưởng nhanh chóng: Thai nhi càng lớn thì tử cung càng cần phải tăng trưởng để có chỗ cho em ở gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Do sự gia tăng hoocmon estrogen khi mang thai: Sau khi sinh em bé, hiện tượng này sẽ tự biến mất.
  • Mẹ bầu có tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm.
  • Bị dị ứng thức ăn.
  • Mắc chứng ứ mật trong gan

Những nguyên nhân gây nên ngứa bụng khi mang thai

Cách ngăn ngừa cho bà bầu bị rạn da ngứa như thế nào?

Bị rạn da ngứa khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, tuy nhiên mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:

  • Không gãi khi bị ngứa vì sẽ khiến cho lớp da bị ngứa kích thích gây ngứa ngáy hơn.
  • Dùng khăn ấm chườm lên da bụng hay vùng da bị ngứa để giúp giảm bớt cơn ngứa.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên tắm nước nóng quá lâu dưới vòi hoa sen.
  • Chọn sữa tắm loại có độ pH vừa phải, không kích ứng
  • Luôn giữ ẩm cho cơ thể và có thể sử dụng sản phẩm chống rạn da khi mang thai chiết xuất từ tinh dầu hoặc các thành phần tự nhiên…
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông
  • Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức để mồ hôi tiết ra nhiều.
  • Không tiếp xúc với các vật dụng cũ bị bụi bẩn chứa mạt bụi hoặc động vật và các tác nhân gây dị ứng.
  • Uống nhiều nước trong ngày

Những nguyên nhân gây nên ngứa bụng khi mang thai

Xem thêm:  Bí kíp dành cho con gái bị rạn da ở tuổi dậy thì ít ai biết

Bà bầu bị rạn ngứa khi nào cần điều trị?

Tình trạng ngứa khi mang bầu thường lành tính nhưng nếu ngứa kèm theo một số dấu hiệu bệnh lý khác cần tới khám và được điều trị theo chỉ định của bác sĩ:

  • Ngứa toàn thân kèm dấu hiệu vàng da, rối loạn tiêu hóa
  • Ngứa, phát ban và sốt
  • Ngứa đi kèm với những tổn thương ngoài da
  • Ngứa vùng kín, kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo, khi hư ra nhiều

Bà bầu bị rạn ngứa khi nào cần điều trị?

Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng bà bầu bị rạn da ngứa. Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm tra thêm
Close
Back to top button